Helpex - Trao đổi & giúp đỡ Đăng nhập
3

Chào các anh chị. e biết là tk 131,331 có thể có số dư cả 2 bên nợ có. công ty e làm , tk 131 cũng vừa có phải thu khách hàng vừa có người mua trả tiền trước. nhưng trên bảng cân đối tk nộp cho cq thuế, e chỉ để số dư một bên. e thấy có ng để số dư cả 2 bên. vậy ko biết e chỉ để số dư một bên có sai ko ạ. có cần phải chỉnh sửa lại ko ạ.

Rất cảm ơn mọi người.

3 hữu ích 0 bình luận 95k xem chia sẻ
47 trả lời 47
4

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

so du 1 hay 2 tuy vao cty thoi b ah.neu con thac mac thi xem lai che do ke toan ay

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
4

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

TK 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có

TK 131 phải thu khách hàng

TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu

TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

TK 331 phải trả người bán

TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 331 = MS 132 trên BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu

TK 331 số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này công ty nhà nước hay làm còn tư nhân thì hay bỏ qua bước này

bạn đọc kỹ xem bạn đã làm đúng chưa

chudinhxinh@gmail.com 0974974048

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
2

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

131 và 331 là TK lưỡng tính, để số dư cả hai bên theo bảng chi tiết công nợ theo đối tượng

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
6

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

http://danketoan.com/forum/images/icons/new/21.gif

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
0

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Sai bét.

Bạn tự tin hướng dẫn người ta làm sai đấy. Ở bài trên đã có câu trả lời đúng rồi.

hoa138 nói: ↑ ban lam dung roi ko can phai chinh sua gi dau. Tai khoan luong tinh la co the co so du ben no hoac ben co nhung khi len bang can doi so phat sinh thi chi de so du 1 ben thoi ban nha

---------- Post added at 09:23 ---------- Previous post was at 09:06 ----------

khi de so du o 2 ben chi de the hien tinh hinh tai san va tinh hinh chiem dung von cua doanh nghiep ma thoi. nhung khi len bao cao tai chinh (bang can doi tai khoan) thi phai bu tru het de dua ra so du 1 ben thoi ban nha

---------- Post added at 09 4 ---------- Previous post was at 09:23 ----------

khi len bang can doi tai khoan chi de so du 1 ben thoi nha ban. khong the tu van theo kieu nhung gi ban van lam la dung con lai la sai duoc Click to expand...

0 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
3

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

http://danketoan.com/forum/images/icons/new/21.gif

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
4

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Bạn đọc kỹ bài

3 và

4 đi, ngắn gọn nhưng đủ cho 1 câu trả lời đúng.

Đố bạn chứng minh đc điều bạn nói là đúng đấy.

hoa138 nói: ↑ ban noi toi sai? ban dua vao dau? vao kinh nghiem cua ban than? hay vao van ban, chuan muc...nao? Click to expand...

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
0

Tôi không phủ nhận ý kiến của

3 và

4. Nhưng nguyenha hỏi về bảng cân đối tài khoản chứ không hỏi về cách hạch toán tài khoản lưỡng tính hay là bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối phát sinh là một báo cáo tổng hợp, nó đã có các cột phát sinh thể hiện tổng phát sinh NỢ, tổng phát sinh CÓ. Cột số dư phải là con số sau cùng, hoặc Nợ, hoặc Có. Không thể có số dư 2 bên.

Khi lấy số liệu từ cân đối phát sinh vào cân đối kế toán phải lấy ngay kết quả đã cấn trừ đề bỏ vào, không thế lúc đó lại tiếp tục thao tác tính nhẩm !!! Vì cân đối phát sinh là cơ sở chứng cứ của cân đối kế toán, nên cần phải nhìn vào là thấy ngay.

0 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
5

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Trời đất! bạn đi học lại một khóa nguyên lý kế toán nữa để lại kiến thức gốc, tự tin đi hướng dẫn cho người ta sai bét , bạn mymy_mymy nhận xét bạn như vậy là đúng rồi đấy ko oan đâu, còn dựa vào đâu mà nói thì dựa vào 04 năm đại học + 02 năm học thêm + 03 năm đi làm + thực hành số sách nghìn lần của 100 loại công ty vừa và nhỏ ( thương mại + dịch vụ + xây dựng nhưng ko có sản xuất) + mỗi lần thấy ko ổn gọi điện hỏi ngay các thầy giáo bộ môn giảng dạy của các trường đã từng cắp sách đi học, đáng tiếc diễn đàn chỉ cho dung lượng gửi lên có 2.93 mb mà tôi đã gửi lên mấu cho diễn dàn đã hết 3 mb chỉ còn 0.93 mb nên ko còn quyền upload thêm bất kỳ phai nào nữa để lấy dẫn chứng cho lời tôi nói đó là điểm hạn chế của diễn đàn, diễn đàn chỉ ko hạn chế bài gửi bằng text mà chỉ hạn chế files up lên thôi hy vọng một ngày ko xa sẽ có chức năng nâng cao hơn

chudinhxinh@gmail.com

hoa138 nói: ↑ Tôi không phủ nhận ý kiến của

3 và

4. Nhưng nguyenha hỏi về bảng cân đối tài khoản chứ không hỏi về cách hạch toán tài khoản lưỡng tính hay là bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối phát sinh là một báo cáo tổng hợp, nó đã có các cột phát sinh thể hiện tổng phát sinh NỢ, tổng phát sinh CÓ. Cột số dư phải là con số sau cùng, hoặc Nợ, hoặc Có. Không thể có số dư 2 bên.

Khi lấy số liệu từ cân đối phát sinh vào cân đối kế toán phải lấy ngay kết quả đã cấn trừ đề bỏ vào, không thế lúc đó lại tiếp tục thao tác tính nhẩm !!! Vì cân đối phát sinh là cơ sở chứng cứ của cân đối kế toán, nên cần phải nhìn vào là thấy ngay. Click to expand...

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
0

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

toi thi chi 3 nam hoc cao dang thoi nhung co 8 nam kinh nghiem.

chudinhxinh nói: ↑ Trời đất! bạn đi học lại một khóa nguyên lý kế toán nữa đểy lại kiến thức gốc, tự tin đi hướng dẫn cho người ta sai bét , bạn mymy_mymy nhận xét bạn như vậy là đúng rồi đấy ko oan đâu, còn dựa vào đâu mà nói thì dựa vào 04 năm đại học + 02 năm học thêm + 03 năm đi làm + thực hành số sách nghìn lần của 100 loại công ty vừa và nhỏ ( thương mại + dịch vụ + xây dựng nhưng ko có sản xuất) + mỗi lần thấy ko ổn gọi điện hỏi ngay các thầy giáo bộ môn giảng dạy của các trường đã từng cắp sách đi học

chudinhxinh@gmail.com Click to expand...

0 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
1

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Nếu bạn cần thì gửi mail qua tôi gửi cho bạn phai làm chứ ko phải ngồi gõ bàn phím bình thiên hạ đâu

Có hai cách làm cho cái công nợ trên 131 và 331

thứ nhất: khi định khoản trên nhật ký chung tách biệt tài khoản chi tiết của từng đối tượng khách hàng(tức đưa trực tiếp lên BCĐPS) cho 131* và 331 *để nó tổng hợp đưa trực tếp lên bảng cân đối phát sinh và tổng hợp trực tiếp trên này luôn, với cách này ưa dùng và dễ quản lý ko in thêm nhiều sổ sách giấy tờ cho mệt chỉ cần số cái chi tiết tài khoản là đủ

thứ hai: khi định khoản trên NKC ghi chung chung 131, 331 nhưng có thêm cột mã phụ để nó dò tìm đưa vào bảng tổng hợp công nợ và từ bảng tổng hợp công nợ đưa lên cân đối phát sinh , cách này dùng phức tạp thêm vấn đề, in nhiều hơn: chi tiết 131, bảng tổng hợp 131, đầu kỳ các tháng lại phải tổng hợp lại số dư để lên cho kỳ sau nên ko ưa dùng

nếu bạn là người thiết kế sổ sách trên excel và access thì bạn sẽ hiểu rõ điều tôi nói còn không thì tôi nói tôi nghe vậy kết thúc vấn đề

toi thi chi 3 nam hoc cao dang thoi nhung co 8 nam kinh nghiem: cũng cùng một quyển sách , cùng một thầy cô dạy, cùng một lớp cùng một mái trường , cùng nghe thầy giảng bài ...nhưng giữa hai người ngồi cạnh nhau khi được hỏi mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau

chudinhxinh@gmail.com

hoa138 nói: ↑ toi thi chi 3 nam hoc cao dang thoi nhung co 8 nam kinh nghiem. Click to expand...

1 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
4

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Cái topic này tính không trả lời vì nó cũng có nhiều người hỏi, nhưng đọc kỹ thì vui vui. Có bạn sai cũng Thanks mà đúng cũng Thanks. Lại còn có bạn trả lời sai bét mà vẫn cãi là đúng. Haizzzzzzzz.

TK131 và 331 trên bảng ĐCSPS phải ghi đúng. Không được lấy Nợ Có bù cho nhau. Nếu nó có cả bên N và C thì khi lên Bảng CĐSPS cũng phải thể hiện cả N và C.

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
5

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Chắc chắn là không thể Bù trừ Nợ có trên các tài khoản này được( chỉ bù trừ Nợ có của cùng 1 đối tượng khách hàng hoặc có ủy quyền của khách hàng khác đồng ý cho phép bù trừ với nhau thôi) . Chỉ hiểu đơn giản thế này thôi không thể lấy công nợ của ông A bù trừ cho Ông B được. Còn về nguyên lý mà bù trừ thì sai bét rồi cả nhà ơi. Bù trừ sẽ dẫn đến các khoản phải thu và các khoản phải trả sãi thay đổi dẫn đến tài sản và nguồn vốn cũng thay đổi theo.

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
7

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

http://danketoan.com/forum/images/icons/new/21.gif

7 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
2

sai cũng thanks mà đúng cũng thanks vì muốn cảm ơn mọi ng đã quan tâm tới câu hỏi của mình mà tranh luận. mà cũng chưa bít sai đúng rõ ràng ntn mà. dù sao cũng cảm ơn mọi người.

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
6

Mình mạo muội nói mấy câu:

Tranh luận là một phương pháp tốt để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau phát triển do vậy tất cả lên xem lại nhũng gì mình đã nói. Đừng lấy cái kinh nghiệm đi làm ra để bảo nhau đúng hay so bì gì ở đây. Nếu nói về kinh nghiệm thì chắc bạn còn thua xa nhiều cao thủ khác trên diễn đàn này. Nói ra và hướng dẫn phải căn cứ vào công văn, chuẩn mực, hướng dẫn, giáo trình chứ ai căn cứ vào kinh nghiệm. (Thảo nào có bài báo hay nói 4 -10 năm kinh nghiệm khi đổi việc lại ko xin được việc mới)

Không hiểu bạn bảo mọi người không hiểu cái bạn nói (mình đã bôi màu lên đó) là như thế nào

Mình chỉ hiểu câu bạn nói là để số dư một bên mà thôi => Tức là sẽ bù trừ nợ và có nhỉ (áp dụng với mọi tài khoản)

Vậy cái này nhầm lẫn nhau rồi, ví dụ với TK 131: Lấy cái phải thu của Ông A bù trừ cái ứng trước của Ông B à

Công nhận với bạn là số dư hai bên để thiện hiện tình hình phải thu phải trả và chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp là hoàn toàn đúng. Nhưng câu bù trừ đi để trình bày thì sai hoàn toàn về nguyên lý. Mình xin nói vài điểm như sau:

- Câu sau của bạn đá hoàn toàn câu trước. Nếu bù trừ đi thì sao mà thể hiện được điều bạn vừa nói

- Sai các tính chất của chỉ tiêu, ảnh hưởng đến phân tích báo cáo và nguyên tắc trình bày

- Cơ bản là sai nguyên lý kế toán

-.......... (còn nhiều cái khác nữa)

Còn nguyên tắc hạch toán và trình bày kế toán bạn có thể xem lại Nguyên lý kế toán và Hướng dẫn hạch toán theo quyết định 15 (TK 131 và 331) bạn nhé...

(Nếu còn gì nữa cần tranh luận, có thể liên hệ với mình để nói chuyện bạn nhé)

Thân

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
2

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

hồi còn đi học mình bị cô giáo cóc đầu về vấn đề này, nên từ đó là ko thể nào quên dc.

TK 131,331 là tài khoản lưỡng tính theo dõi phải thu của KH và phải tra cho người bán (thường mình mở sổ chi tiết để theo dõi từng đối tượng cho dễ dang).

Khi đưa lên bảng cân đối TK thì không thể cấn trừ Nợ và Có dc vì khoản phải thu của ông A ko thể trừ cho khoản ứng trước tiền mua hàng của ông B và khoản phải trả cho nhà cung cấp X ko thể cấn trừ cho khoản ứng trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp Z (nếu ko cùng đối tượng).......

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
4

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

phải cho vào cả 2 cột mới đúng ấy ạ

nếu 131 là khoản ứng trước của khách hàng thì nó thực chất là một khoản phải trả =>tk nguồn vốn

tương tự 331 là khoản ứng trước của mình thì nó thực chất là một khoản phải thu=>tk tài sản

theo em hiểu thì là như thê không biết diễn giải như vậy đúng chưa?

anh chị nào thấy không ổn chõ nào thì bảo em với ạ

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
1

Ví dụ:

Sô dư đầu kỳ của TK 131

Dư có TK 131. (chi tiết ông A): 250.000đ

Dự Nợ TK 131 ( chi tiêt ông : 350.000đ

Số dư đầu kỳ của TK 331

Dự Nợ 331 (chi tiết ông C): 400.000đ

Dư có TK 331( chi tiết ông D): 500.000đ

Khi bạn học trên ghế nhà trường bạn đã từng gặp một bài tập nào viết đại loại như thế này chưa

.

Có nghĩa là ông A chuyển tiền trước chưa lấy hàng => doanh nghiệp đang nợ tiền ông A

Còn ông B thì lấy hàng trước nhưng trưa trả tiền => Ông B nợ tiền Doanh Nghiệp

=> Giả dụ như ông A không lấy hàng mà đòi lại tiền thì Doanh nghiệp phải trả lại tiền cho Ông A.

vậy khi nên bảng cân đối tài khoản hay cân đối kế toán phải thể hiện rõ khoản nào là Khoản doanh nghiệp phải thu của ông B, Khoản nào là doanh nghiệp thu tiền trước và đang phải nợ hàng hóa cho ông A! ( chi tiết sổ chi tiết)

Theo cách làm của bạn thì sẽ lấy tiền của ông A để bù trừ công nợ cho ông B. như vậy sẽ sai đối với chuẩn mực kế toán hiện hành.

TK 131 và tk 331 là TK lưỡng tính. Vừa dư nợ vừa dư có hoặc là dự nợ hoặc dư có.

Và luôn mở sổ chi tiết cho từng khách hàng!

1 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
4

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Đánh dấu để học hỏi các cao thủ.

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
3

Cao thủ đã tái xuất hí hí hí! anh thắng tái xuất

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
2

Trong thế giới ảo mọi người đều có quyền đưa ra quan điểm, bảo vệ quan điểm..sau quá trình tranh luận a tin mọi người sẽ rút ra được điều gì đó bổ ích => A thấy giống các Mod và mem cũ tranh luận như ngày xưa. Còn a thì học hành chẳng đâu vào đâu, ít kinh nghiệm nên chỉ đánh dấu để học hỏi => Hy vọng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm qua bài viết của mọi người thui.

Ai là cao thủ a không biết nhưng chắc chắn ko phải là anh nên lần sau đừng gọi vậy nha.

Thanks e.

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
4

Vâng đôi khi cũng tranh luận là ra nhiều vấn đề cần quan tâm và hiểu sâu về nó hơn!

Em kinh nghiệm còn hạn hẹp lắm! vì học nhiều ngành khác nhau quá! nên loãng roài

Cần học hỏi kinh nghiệm của anh nhiều

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
5

Hạn hẹp như em khối người phải đuổi mãi không kịp.

Em biết câu nói " Áo gấm đi đêm ko? " đẹp thì đẹp thật nhưng đêm tối mò nên chẳng ai biết. Có lẽ vì " rút kinh nghiệm qua sự chỉ dạy của người xưa nên mọi người ngày nay " mặc áo gấm thường cầm theo đèn để mọi ng nhìn rõ vẻ đẹp của áo gấm hơn nhưng vẫn có những điều đáng tiếc.

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
5

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

Mình thấy thế này

Tài khoản 131 và tài khoản 331 là là loại tài khoản có số dư cả bên nợ lẫn bên có. Ví dụ như TK 131

Thông thường số dư là Nợ khi mà có hoạt động bán chịu. Thế nhưng sẽ tồn tại số dư bên Có nếu trường hợp khách hàng trả tiền trước, số tiền này sẽ được ghi nhận là C131, ko được xem là hoàn toàn là TS của DN nữa bởi vì trên lí thuyết KH có thể ko tiếp tục giao dịch để lấy lại tiền

Trên Bảng cân đối kế toán mới nhất mà mình xem thì tồn tại mục

-Phải thu của khách hàng: Lấy số dư nợ của TK131

-Trả trước cho người bán: Lấy số dư nợ của TK 331

Tất cả đều ghi dương. Còn về phần tại sao thì mình đã giải thích rồi đó

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
2

em biết mấy đâu mà anh!

Em làm theo kiểu " Dò đá qua sông" dò từng bước từng bước một , sai đâu sửa đó! phương án này không được thì dùng phương án khác! nên chậm lắm, đi mãi mà chưa qua được sông.

Mặc áo gấm không cầm theo đèn thì không ai biết đây là ai! giờ là vậy mà anh! điển hình là nghệ thuật!

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
1

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

luatkinhte nói: ↑ Ví dụ:

Sô dư đầu kỳ của TK 131

Dư có TK 131. (chi tiết ông A): 250.000đ

Dự Nợ TK 131 ( chi tiêt ông : 350.000đ

Số dư đầu kỳ của TK 331

Dự Nợ 331 (chi tiết ông C): 400.000đ

Dư có TK 331( chi tiết ông D): 500.000đ

Khi bạn học trên ghế nhà trường bạn đã từng gặp một bài tập nào viết đại loại như thế này chưa

.

Có nghĩa là ông A chuyển tiền trước chưa lấy hàng => doanh nghiệp đang nợ tiền ông A

Còn ông B thì lấy hàng trước nhưng trưa trả tiền => Ông B nợ tiền Doanh Nghiệp

=> Giả dụ như ông A không lấy hàng mà đòi lại tiền thì Doanh nghiệp phải trả lại tiền cho Ông A. "

cai nay thi ai cung hieu

"vậy khi nên bảng cân đối kế toán phải thể hiện rõ khoản nào là Khoản doanh nghiệp phải thu của ông B, Khoản nào là doanh nghiệp thu tiền trước và đang phải nợ hàng hóa cho ông A! ( chi tiết sổ chi tiết)" cai nay minh cung khong co y kien khac.

"Theo cách làm của bạn thì sẽ lấy tiền của ông A để bù trừ công nợ cho ông B. như vậy sẽ sai đối với chuẩn mực kế toán hiện hành." minh khong bao gio noi nhu vay.

nhung khi nen bang can doi tai khoan thi van con la ??? Click to expand...

1 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
2

Câu hỏi cua nguyenha đã rỏ: Thứ nhất: Theo kiến thức chúng ta đã được học &

039;&

039;tk 131,331... là tài khoản lưỡng tính có thể có số dư cả 2 bên nợ co&

039;&

039; thế thì tại sao chúng ta lai tùy tiện thay đổi nguyên lý này. Thứ hai: Nhiệm vụ của KT là theo giỏi đầy đủ chính xác các phát sinh trong quá trình SXKD của đơn vị. VD đơn giản là: Cty A trả trước tiền mua hàng: Có 131, Cty B nợ tiền ta: Nợ131 Đay là 2 khách hàng hẳn hoi,rõ ràng tại sao ta lại lấy của ông A trừ của ông B (hoặc ngược lại) để có số dư một bên... Mình dưa ra 2 điều 1/ Kiến tức đã học và 2/ thực tế tai đơn vị ... Để mọi người suy ngẩm. (Chung quanh câu hỏi của bạn nguyenha về TK lưỡng tính và BCĐTK, không nói đến các biểu mẩu BC khác) Tuy nhiên củng cần nói thêm: Hiện nay có một số đơn vị củng làm BCĐTK có số dư 1 bên trong khi công nợ 131,331 có dư 2 bên vì: Các bạn sữ dụng một số PM Kế toán PM này tự động bù trừ nợ, có cho nhau nên xẩy ra điều trên...Và những đơn vị này cứ việc in ra và nộp ko để ý.Việc này xẩy ra nhiều đấy các bạn ạ............

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
6

Bạn này tự hướng dẫn không biết theo nguyên tắc nào của Kế toán ....

Đúng bản chất Kế toán thì trên bản Cân đối tài khoản hay Cân đối kế toán thì số dư 131, 331, 138, 338, 133, 333 ... hay đơn giản các tài khoản có liên quan đến gốc nợ phải thu, phải trả đều phải thể hiện đúng gốc chi tiết của nó là dư nợ hoặc dư có (vì đối tượng là khác nhau nên không thể cấn trừ nợ, có được) ... Và trên bảng cân đối kế toán cũng có đầy đủ chỉ tiêu nợ phải thu, người mua trả tiền trước, nợ phải trả hay trả trước cho người bán ....

Thực chất do một số chương trình kế toán cho phép tự cài đặt cấn trừ dư nơ, dư có của các tài khoản này khi thể hiện trên bảng cân đối SPS ở TK cấp 1 nên nhiều người vẫn cứ cho là đúng .... Thực chất vấn đề này thì các cơ quan kiểm tra cũng không cho nó là sai nên thường chúng ta không quá quan tâm ....

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
3

Ðề: Trong bảng cân đối tài khoản,tài khoản 131, 331 để số dư 1 bên hay cả 2 bên?

mình đọc hết tất kả ý kiến của mọi người đều thấy những ý kiến rẩt hay

Bây giờ thời đại phần mềm phát triển tại và đã được kiểm trứng về tính chính xác tại sao mọi người không xem trên phần mềm họ làm ntn

theo mình thấy thì PM họ làm TK 131 và TK 331 họ làm gộp chứ không chi tiết

và 1 ý này nữa trả dụ 1 DN lớn có hàng trăm khách hàng và nhà cung cấp trong 1 kỳ kế toán thì trên bảng CDTK họ thể hiện hết làm sao được nếu làm chi tiết

trên đây là ý kiến của mình!

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ
loading
Không tìm thấy câu trả lời bạn tìm kiếm? Duyệt qua các câu hỏi được gắn thẻ kế toán tổng hợp Nghiệp vụ kế toán , hoặc hỏi câu hỏi của bạn.

Có thể bạn quan tâm

loading